5 lý do bạn nên chơi game cờ vây này một lần trong đời
Game cờ vây là trò chơi mang tính chiến lược cho hai người, có xuất xứ từ Trung Hoa cổ đại.
Nó được xem là trò board game lâu đời nhất của nhân loại và hiện cũng là một trong những board game phổ biến nhất, với hơn 40 triệu người chơi vào năm 2008.
Lý do người ta yêu thích cờ vây thì có rất nhiều. Dưới đây là 5 lý do đáng kể, cũng là 5 lý do anh em nên thử sức với môn này ít nhất một lần trong đời.
Truyện kể về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa cậu bé Shindou Hikaru và hồn ma của Fujiwara no Sai, một kỳ thủ cờ vây trác tuyệt đến từ thời đại Heian.
Nhờ sự dẫn dắt của Sai, Hikaru đã khiến cho giới cờ vây Nhật Bản xôn xao. Người ta ngỡ ngàng trước một cậu bé nhỏ tuổi mà lại có sức cờ ở đẳng cấp kỳ nhân, danh hiệu cao quý của làng cờ vây.
Nhiều chuyện vui buồn cũng nảy sinh từ đó.
Có thể nói manga này là cửa ngõ đưa tôi và nhiều người trẻ khác đến với cờ vây.
Một lúc sau, một trong hai ông lão bỗng chỉ tay vào cây rìu của Vương Chất nói: "Cán rìu của người mục rồi kìa".
Xem thêm: Cờ vây là gì ? Luật chơi cờ vây đơn giản ? Từ nguyên trong game cờ vây
Khi hết ván cờ, trở về nhà, Vương Chất nhận ra mọi thứ đã đổi khác, và những người cùng thời với mình nay đã thành trăm tuổi.
Tuy một ván cờ vây trong thực tế không thể kéo dài hàng trăm năm, nhưng một số ván đấu chuyên nghiệp cũng có thể dài đến hai ngày.
Và để kiên nhẫn chơi được một ván đấu lâu như vậy, người ta hẳn phải say mê môn này lắm.
Có một câu thành ngữ là: "Vây kì dị học nan tinh", nghĩa là cờ vây dễ học mà khó giỏi.
Mặc dù các quy tắc chơi tương đối đơn giản, nhưng về mặt chiến thuật, cờ vây lại thiên biến vạn hóa vô cùng phức tạp, thậm chí độ phức tạp còn cao hơn cả cờ vua.
Trò chơi này sở hữu số lượng các khả năng cho mỗi nước đi nhiều hơn tổng số nguyên tử trong vũ trụ hiện hữu (theo tiểu luận Combinatorics of Go của John Tromp và Gunnar Farneback).
Việc rèn luyện trí lực qua các game chiến thuật sẽ giúp chúng ta phòng tránh các chứng bệnh sa sút trí tuệ, như bệnh Alzheimer chẳng hạn.
Thắng thua trong cờ vây cũng dạy cho người chơi nhiều điều về thành công và thất bại trong cuộc đời.
Âu Dương Tu đời nhà Tống có viết trong Tân Ngũ Đại Sử:
"Việc trị nước cũng không khác gì đánh cờ vây, biết cách dùng, biết cách đặt cho đúng chỗ thì thắng, không biết cách dùng, cách đặt thì thua."
Không ngẫu nhiên mà bộ môn này được xếp vào một trong tứ nghệ "cầm, kỳ, thi, họa" của Trung Hoa, phải vậy không?
Xem thêm: 5 bước để tự học cách chơi game cờ vây nhanh nhất không thể bỏ qua
Nó được xem là trò board game lâu đời nhất của nhân loại và hiện cũng là một trong những board game phổ biến nhất, với hơn 40 triệu người chơi vào năm 2008.
Lý do người ta yêu thích cờ vây thì có rất nhiều. Dưới đây là 5 lý do đáng kể, cũng là 5 lý do anh em nên thử sức với môn này ít nhất một lần trong đời.
1. Có hẳn một bộ manga về game cờ vây
Đó là manga Hikaru no Go của hai tác giả Yumi Hotta và Takeshi Obata. Manga này đã từng được phát hành ở Việt Nam với tựa Hikaru - Kỳ thủ cờ vây.Truyện kể về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa cậu bé Shindou Hikaru và hồn ma của Fujiwara no Sai, một kỳ thủ cờ vây trác tuyệt đến từ thời đại Heian.
Nhờ sự dẫn dắt của Sai, Hikaru đã khiến cho giới cờ vây Nhật Bản xôn xao. Người ta ngỡ ngàng trước một cậu bé nhỏ tuổi mà lại có sức cờ ở đẳng cấp kỳ nhân, danh hiệu cao quý của làng cờ vây.
Nhiều chuyện vui buồn cũng nảy sinh từ đó.
Có thể nói manga này là cửa ngõ đưa tôi và nhiều người trẻ khác đến với cờ vây.
2. Game cờ vây... gây nghiện
Bàn về mức độ gây nghiện của môn cờ vây, có thể kể giai thoại về người tiều phu tên Vương Chất. Khi đi vào rừng đốn củi, Vương Chất thấy hai ông lão ngồi đánh cờ vây nên dừng lại, chống tay lên rìu đứng xem.Một lúc sau, một trong hai ông lão bỗng chỉ tay vào cây rìu của Vương Chất nói: "Cán rìu của người mục rồi kìa".
Xem thêm: Cờ vây là gì ? Luật chơi cờ vây đơn giản ? Từ nguyên trong game cờ vây
Khi hết ván cờ, trở về nhà, Vương Chất nhận ra mọi thứ đã đổi khác, và những người cùng thời với mình nay đã thành trăm tuổi.
Tuy một ván cờ vây trong thực tế không thể kéo dài hàng trăm năm, nhưng một số ván đấu chuyên nghiệp cũng có thể dài đến hai ngày.
Và để kiên nhẫn chơi được một ván đấu lâu như vậy, người ta hẳn phải say mê môn này lắm.
3. Chơi game cờ vây là một cách luyện trí
Bên cạnh cờ vua, cờ vây cũng được xem là đỉnh cao của game chiến thuật.Có một câu thành ngữ là: "Vây kì dị học nan tinh", nghĩa là cờ vây dễ học mà khó giỏi.
Mặc dù các quy tắc chơi tương đối đơn giản, nhưng về mặt chiến thuật, cờ vây lại thiên biến vạn hóa vô cùng phức tạp, thậm chí độ phức tạp còn cao hơn cả cờ vua.
Trò chơi này sở hữu số lượng các khả năng cho mỗi nước đi nhiều hơn tổng số nguyên tử trong vũ trụ hiện hữu (theo tiểu luận Combinatorics of Go của John Tromp và Gunnar Farneback).
Việc rèn luyện trí lực qua các game chiến thuật sẽ giúp chúng ta phòng tránh các chứng bệnh sa sút trí tuệ, như bệnh Alzheimer chẳng hạn.
4. Chơi game cờ vây là một cách luyện tâm
Cờ vây cho chúng ta điều kiện để rèn giũa sự tập trung, tính kiên nhẫn, sự tuân thủ nguyên tắc và cởi mở trong tư duy.Thắng thua trong cờ vây cũng dạy cho người chơi nhiều điều về thành công và thất bại trong cuộc đời.
5. Game cờ vây mang lại cảm thức đặc biệt về phương Đông
Cờ vây ra đời ở Trung Quốc hơn 2.500 năm trước, và nó mang trong mình những triết lý Á Đông, có tính ứng dụng cao trong đời sống thường nhật.Âu Dương Tu đời nhà Tống có viết trong Tân Ngũ Đại Sử:
"Việc trị nước cũng không khác gì đánh cờ vây, biết cách dùng, biết cách đặt cho đúng chỗ thì thắng, không biết cách dùng, cách đặt thì thua."
Không ngẫu nhiên mà bộ môn này được xếp vào một trong tứ nghệ "cầm, kỳ, thi, họa" của Trung Hoa, phải vậy không?
Xem thêm: 5 bước để tự học cách chơi game cờ vây nhanh nhất không thể bỏ qua
Post a Comment