6 cách chơi game cờ vua không thể không nắm vững nếu như muốn thắng cao thủ
6 cách chơi game cờ vua cơ bản, cách di chuyển của các quân cờ và cách ăn quân đối phương như thế nào. Bài học dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách chơi cờ vua cơ bản
Xem thêm: Game cờ Vua là gì - Cách để Chơi cờ vua cho người mới bắt đầu
Bạn chỉ có thể nhập thành khi:
Cũng có thể xảy ra tình huống "Hết nước đi" (stalemate) -- ván cờ kết thúc với kết quả hòa. Hết nước đi xảy ra khi Vua bạn ở vào tình thế không bị chiếu nhưng cũng không còn ô an toàn nào để đi tới.
Có một vài trường hợp để ván cờ có kết quả hòa:
Xem thêm: Cờ vây là gì ? Luật chơi cờ vây đơn giản ? Từ nguyên trong game cờ vây
Xem thêm: Game cờ Vua là gì - Cách để Chơi cờ vua cho người mới bắt đầu
1. Bên Trắng đi trước
Bên Trắng chọn bất cứ quân nào họ muốn di chuyển để tiến hành đợt tấn công đầu tiên, còn gọi là khai cuộc. Bên Trắng đi một quân, sau đó bên Đen sẽ di chuyển một quân. Khai cuộc là một trong những phần quan trọng nhất của một ván cờ. Không có cách khai cuộc nào là "đúng" -- bởi mỗi người đều có cách thức riêng và bạn cũng sẽ có cách của mình. Tuy nhiên, có một số điểm bạn cần lưu ý như sau:- Không tấn công khi khai cuộc. Khi khai cuộc, bạn chỉ cần đưa các quân cờ tới vị trí hữu dụng nhất của chúng. Bạn cần đặt chúng ở những vị trí có lợi và an toàn.
- Thông thường, bạn chỉ nên dành 1 đến 2 nước với quân Tốt. Sau đó, hãy tập trung vào các quân khác mạnh hơn -- Tượng, Mã, Hậu và Xe. Giai đoạn "Triển khai" (đưa quân cờ tới các ô trọng yếu, ví dụ vùng trung tâm) không được coi là hoàn thành nếu mọi quân cờ trên chưa được di chuyển.
- Rất nhiều nước đi khai cuộc của bạn phụ thuộc vào đối phương -- bạn phải tự mình cảm nhận về trận đấu. Vì vậy, hãy quan sát và đoán xem ý đồ của đối phương là gì. Game cờ vua là bộ môn chú trọng vào óc dự đoán tình huống và dự liệu nguy cơ hơn bất kỳ trò chơi nào khác.
2. Sử dụng luật "bắt Tốt qua đường" (en passant)
Bạn có thể sử dụng luật này nếu muốn. Rất nhiều người mới chơi không sử dụng luật này. Nhưng nếu bạn tò mò muốn biết làm thế nào để khiến môn cờ này mang tính "Pháp" hơn và phức tạp hơn, bạn có thể làm như sau:- Nếu bạn còn nhớ, quân Tốt có thể đi 2 ô trong nước đi đầu tiên của nó. Giả sử bạn di chuyển quân Tốt như vậy, sau đó quân Tốt của bạn tới đứng cạnh Tốt của đối phương trên cùng một hàng. Trong nước tiếp theo -- và chỉ trong nước tiếp theo -- đối phương có quyền bắt quân Tốt của bạn qua đường (en passant, tiếng Pháp nghĩa đen là "đi qua"). Thông thường, Tốt chỉ có thể tấn công chéo một ô -- nhưng trong trường hợp ngoại lệ này, nó vừa có thể bắt quân Tốt ở ngang nó, vừa đi chéo một ô như bình thường.
- Cần nhấn mạnh rằng nước đi này chỉ có thể được thực hiện ngay sau khi một quân Tốt nhảy 2 ô trong bước đầu tiên. Nếu qua lượt này, bạn sẽ mất cơ hội bắt Tốt qua đường. Chỉ riêng quân Tốt mới có nước đi này, vì thế bạn không thể bắt Hậu hoặc Tượng bằng cách bắt qua đường.
3. Đi theo lượt
Và ván cờ cứ như vậy tiếp diễn! Bạn và đối phương đi quân lần lượt, cố gắng bắt Vua và bắt quân cờ của nhau. Bạn sẽ chiếm ưu thế nếu có thể uy hiếp Hậu hoặc Vua của đối phương và buộc đối phương ở thế phòng thủ, nhưng có vô số cách thức để người chơi có thể thắng.- Quân Tốt dường như rất vướng víu cản trở, nhưng đừng "thí Tốt" vội. Khi quân Tốt sang tới hàng cuối của bên đối phương, nó sẽ hóa thành một quân cờ khác (ngoại trừ Vua)! Thông thường mọi người chọn hóa Hậu, nhưng bạn có thể hóa Tốt thành Xe, Mã hoặc Tượng. Bạn có thể đảo ngược hoàn toàn tình thế của ván cờ nếu đưa được quân Tốt sang bên kia khi đối phương không để ý.
4. Luôn suy tính trước một hoặc hai nước đi
Nếu bạn đi Mã tới đó thì sao? Nước đi đó có khiến các quân khác không được bảo vệ trong lượt tới của đối phương không? Bạn có thể ra đòn tấn công không, hay bạn cần bảo vệ Vua (hoặc Hậu) của mình? Ý đồ phía sau thế cờ của đối phương là gì? Diễn biến ván cờ sẽ ra sao trong vài nước đi tới?- Đây không phải loại trò chơi mà bạn có thể di chuyển lung tung các quân cờ -- chúng đều ảnh hưởng lẫn nhau theo cách này hay cách khác. Nếu không hành động kịp thời, bạn có thể thấy quân Tốt của mình tự cản đường tấn công của quân Tượng, Mã lại được bảo vệ Vua, còn Hậu sắp sửa bị Xe của đối phương bắt mất. Vì vậy, hãy tính toán nước đi tiếp theo và nước đi sau đó -- cũng như nước đi của đối phương, nếu bạn có thể. Để thắng cuộc, bạn cần khôn ngoan và có một bộ óc chiến lược!
- Luôn tính sẵn một nước đi phản kích nếu có thể. Bạn có thể nhường quân Tốt của mình cho quân Tượng của đối phương, nhưng chỉ khi quân Mã của bạn có thể bắt quân Tượng đó. Đôi khi ta phải thí quân có chủ đích.
5. Biết cách "nhập thành"
Có một nước đi đặc biệt liên quan đến quân Xe và quân Vua, nước đi duy nhất mà bạn có thể di chuyển hai quân cùng một lượt. Ngoài "bắt Tốt qua đường" của quân Tốt, một nước đi đặc biệt khác trong game cờ vua là nhập thành. Nhập thành là khi Xe và Vua đổi chỗ cho nhau -- Vua được che chắn còn Xe được triển khai và sẵn sàng nhập cuộc. Thông thường, việc nhập thành khá hữu ích.Bạn chỉ có thể nhập thành khi:
- Cả Vua và Xe được dùng nhập thành chưa bao giờ di chuyển.
- Quân Vua không bị chiếu.
- Giữa Vua và Xe không còn quân cờ nào khác.
- Quân cờ đối phương không kiểm soát những ô nằm giữa vị trí sau nhập thành và vị trí trước nhập thành.
- Bạn di chuyển cả Xe và Vua của mình trong cùng một lượt. Nếu nhập thành cánh Vua, Vua di chuyển về bên phải hai ô và Xe được đặt ngay cạnh Vua (tức là Xe di chuyển hai ô về bên trái). Nếu nhập thành cánh Hậu, Vua di chuyển về trái hai ô và Xe được đặt ngay cạnh Vua (tức là Xe di chuyển ba ô về bên phải).
6. Thắng ván cờ bằng cách chiếu hết Vua của đối phương
Nghĩa là bạn chiếu tướng Vua của đối phương, nhưng lần này không còn đường để Vua chạy nữa. Khi điều này xảy ra, bạn có thể nói "Chiếu tướng!", nhưng điều này là không cần thiết. Lúc này, đối phương gạt đổ quân Vua của mình, ra dấu thất bại.Cũng có thể xảy ra tình huống "Hết nước đi" (stalemate) -- ván cờ kết thúc với kết quả hòa. Hết nước đi xảy ra khi Vua bạn ở vào tình thế không bị chiếu nhưng cũng không còn ô an toàn nào để đi tới.
Có một vài trường hợp để ván cờ có kết quả hòa:
- Thỏa thuận hòa. Nếu hai người chơi cùng đồng ý rằng không bên nào có thể thắng hoặc không còn cách nào để thắng, họ có thể đồng ý hòa.
- Thế cờ lặp lại. Nếu một thế cờ y hệt được lặp đi lặp lại tại ba thời điểm khác nhau trong ván cờ, hai bên được tuyên hòa. Ví dụ, nếu hai bên tiếp tục di chuyển quân Mã đi qua đi lại trên một số ô, ván cờ đó có kết quả hòa.
- Hòa bằng luật 50 nước đi. Nếu cả hai người chơi không di chuyển một quân Tốt nào hoặc không ăn quân nào trong 50 lượt liên tục, ván cờ được tuyên là hòa. Luật này khiến các bên không kéo dài ván cờ và cũng ngăn các bên cố ý làm cho bên kia kiệt sức.
- Khi không đủ lực lượng. Nếu cả hai bên đều không còn đủ lực lượng để chiếu hết Vua đối phương, ván cờ được coi là hòa. Ví dụ, một Mã và một Vua không thể chiếu hết quân Vua đơn độc của đối phương.
- Nếu tất cả các quân khác trừ quân Vua đã bị bắt và bị loại khỏi ván cờ. Đây là một ví dụ của trường hợp không đủ lực lượng, vì một quân Vua không thể tự mình chiếu hết hoặc thậm chí chiếu tướng quân Vua kia. Ván cờ sẽ có kết quả hòa.
Xem thêm: Cờ vây là gì ? Luật chơi cờ vây đơn giản ? Từ nguyên trong game cờ vây
Post a Comment